Thursday, August 1, 2013

Nuôi muỗi trị bệnh ở Nha Trang

“Nuôi muỗi trị bệnh” nghe như chuyện đùa, nhưng người dân ở đảo Trí Nguyên thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Biển Nha Trang, đang làm điều đó để chống bệnh sốt xuất huyết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.

Dự án này do Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư chủ trì phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hòa thực. “Đảo muỗi” Trí Nguyên trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm chương trình hết sức đặc biệt này. “Chương trình sẽ mở ra khả năng phòng chống sốt xuất huyết một cách hiệu quả không chỉ ở Khánh Hòa mà cho cả nước”, tiến sĩ Lê Hữu Thọ, Phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết.

Muỗi Aedes aegypti sẽ mang tác nhân sinh học Wolbachia
Để thực hiện dự án này cần có sự tham gia của 800 gia đình cùng thực hiện. đầu tháng 4.2013, gần 800 gia đình trên đảo Trí Nguyên (TP.Nha Trang) đã tiếp nhận 8.000 con bọ gậy (lăng quăng) từ Viện VSDT T.Ư để thả tại nhà mình. Những con lăng quăng này nở ra từ trứng muỗi được cấy vi khuẩn Wolbachia. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sẽ giao phối với số muỗi trên đảo, đẻ ra trứng; khi nở ra, số muỗi con này sẽ không còn khả năng lây bệnh SXH. Cũng từ đó, các thế hệ muỗi tiếp theo cũng sẽ mang theo vi khuẩn Wolbachia, dần dần loại muỗi mang vi khuẩn này sẽ áp đảo, thay thế muỗi tự nhiên trên đảo, bệnh SXH sẽ được loại trừ.

Nuôi muỗi trên đảo Trí Nguyễn

Sở dĩ các nhà khoa học chọn giải pháp dùng chính con muỗi để loại trừ bệnh sốt xuất huyết là vì ngăn ngừa sốt xuất huyết bằng các phương pháp truyền thống như diệt bọ gậy và phun thuốc đã dần lạc hậu. “Nếu như trước đây, mình pha 10 lít nước cho một đơn vị hóa chất để phun diệt muỗi thì nay giảm xuống còn 4 lít nước để tăng độ đậm đặc, may ra muỗi mới chết. Mà cực chẳng đã thì mới phun thuốc vì bất cứ một loại thuốc độc nào mà đem phun đại trà khắp nơi như thế cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, một thành viên của chương trình đánh giá.

Theo lộ trình của dự án, đến tháng 5.2013 này, số bọ gậy mang vi khuẩn Wolbachia sẽ nở thành muỗi và nhân giống khắp đảo Trí Nguyên. Số muỗi F1 rồi F2 mang Wolbachia cũng sẽ vượt không gian của đảo để lan ra nhiều nơi và bệnh sốt xuất huyết dần “teo tóp” theo tỷ lệ sinh sản của loài muỗi này.
Hiện ở Úc, Trung Quốc, Brazil đã triển khai chương trình này và đã có kết quả khả quan. Singapore và Thái Lan cũng đang xúc tiến để triển khai nhưng họ tự bỏ tiền ngân sách ra chứ không được sự tài trợ của Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế (FHI) như ở Việt Nam.

0 comments:

Post a Comment